Mở lớp Plaxis 3D

Nội dung

· Ôn tập lý thuyết cơ học đất và móng sâu (nhóm cọc, bè cọc, móng barrett).

· Giới thiệu phương pháp PDR trong thiết kế móng bè cọc.

· Ứng dụng Plaxis để xác định SCT và độ lún của móng sâu.

· Ứng dụng Plaxis để xác định tải trọng dọc trục của cọc phân bố theo độ sâu.

· Ứng dụng Plaxis để xác định Môment và lực cắt của bè.

· Sử dụng phần tử cọc: embedded pile.

· Mô phỏng quá trình làm việc của móng nhóm cọc và móng bè cọc.


Thời gian học: 9/2/2014 - 20/4/2015 (học 2 buổi/tuần).
Học phí: 2.000.000đ/học viên

Đăng ký: 0944164175, tranvantuan567@gmail.com.

Hướng dẫn luận văn và tiểu luận

Các bạn làm luận văn và tiểu luận: bắt đầu từ 29/12/2014 nhe.

Điểm thi môn: Nền Móng và Cơ Học Đất

- Đã có điểm thi môn Nền Móng và Cơ Học Đất. Mời các bạn sinh viên lên xem nhé.
- Riêng lớp Hòa An: Do bài kiểm tra của lớp bạn không đủ nên thầy không tính điểm bài kiểm tra.
- Những bạn có điểm thi dưới trung bình thầy có xem xét điểm trả bài và đóng góp trên lớp. Nếu chưa thỏa mãn kết quả thì làm đơn xin phúc khảo, thầy không trả lời tin nhắn qua điện thoại.

LỊCH THI MÔN CƠ HỌC ĐẤT

Ngày thi: thứ 6 ngày 12/12/2014
Thời gian: từ 2:00pm
Địa điểm: KCN

Các bạn sinh viên cập nhật lại ngày thi theo lịch trên nhé.

TT Cơ Học Đất: Bài 6

Các bạn viết bài thu hoạch theo các câu hỏi bên dưới. Đóng cuốn chung với các bài còn lại. Sinh viên lớp Cần Thơ sẽ thi vấn đáp vào ngày 4-5/12/2014 như thông báo của thầy Đấu. Sinh viên Hòa An sẽ thi sau ngày đó (sẽ thông báo sau).

Câu hỏi viết bài thu hoạch như sau: tham khảo TCVN 8868:2011

1- Cấu tạo máy nén 3 trục gồm những bộ phận chính nào ? Vẽ hình.
2- Thí nghiệm nén 3 trục gồm có mấy bước ? Có mấy kiểu thí nghiệm thường được thực hiện?
3- Nêu ý nghĩa và giải thích ứng dụng của từng kiểu thí nghiệm ở câu 2.
4- Trình tự thí nghiệm: UU - CU - CD như thế nào ?
5- So sánh kết quả thí nghiệm nén 3 trục với thí nghiệm cắt trực tiếp và thí nghiệm nén đơn trục.
6- Có mấy loại thí nghiệm (thường dùng) để xác định thông số sức chịu tải của đất ? Theo bạn, thí nghiệm nào cho thông số gần với thực tế nhất ? Tại sao ?

Ts. Trần Văn Tuẩn

Tài Liệu Tính Toán Các Loại Móng

- Tóm tắt cách tính móng bè cọc:

   + Chuong 3: PP tinh va vi du 1   
      http://www.mediafire.com/download/c845n6hcd3ec57v/13chapter+3a.pdf

   + Cac tinh toan cua vi du 1
      http://www.mediafire.com/download/6g11w3bfodlhnpc/21appendix+A.pdf

-Tóm tắt cách Tính móng nhóm cọc:

- Tóm tắt cách tính móng bè:

- Tóm tắt cách tính móng băng:

- Tóm tắt cách tính móng đơn:

- Tóm tắt cách tính móng cọc barret:

- Tóm tắt cách tính móng giếng chìm:

- Tóm tắt cách tính hố đào sâu:

- Tóm tắt cách tính gia cố nền (bơm hút chân không + gia tải trước):

Thiết Kế Kè và Thiết Kế Cống

Các SV làm đồ án, luận văn về Kè và Cống có thể download về tham khảo:

Mẫu LV kè:
http://www.mediafire.com/download/8b9ql8f98u7na46/Luan+Van+-+Ke.pdf

Mẫu LV cống:
http://www.mediafire.com/download/fhd24xv2hvjcayp/Luan+Van-+Cong.pdf


Mục lục cho phần: Phương án móng bè cọc (ép hoặc nhồi)

Đối với các bạn làm luận văn có chọn p/a móng bè cọc thì phần mục lục của đề cương viết như sau:

Chương X  Phương án cọc ép/khoan nhồi
                 ....... (viết như bình thường đã sửa)

Chương Y  Phương án móng bè cọc

Y.1-Số liệu cần cho thiết kế móng bè cọc
Y.2-Tính toán bè và cọc đơn
Y.3-Tính toán móng bè cọc theo phương pháp PDR (Poulos-Davis-Randolph)

Chương Z    Mô phỏng móng bằng phần mềm Plaxis

Z.1-Các thông số cần thiết
Z.2- Lập mô hình tính toán
Z.3-Kết quả và bình luận


* Ai làm phương án móng bè thì chương Y như sau:

Y.1-Số liệu cần cho thiết kế móng bè
Y.2-Tính toán bè
Y.3-Tính toán kết cấu móng bè

**Tôi sẽ sắp xếp 1 buổi để trình bài phương pháp tính tay (pp PDR). Mô phỏng móng bằng Plaxis (2D hoặc 3D): các bạn cần học ít nhất 5 buổi. Các tiểu mục của chương có thể thay đôi nhỏ cho phù hợp sau khi tính toán xong.
***Các sinh viên do tôi hướng dẫn đều có thể viết được 1 bài báo khoa học (trong nước hoặc quốc tế tùy vào chất lượng tính toán) ở phần tính toán móng. Ai muốn viết báo thì đăng ký với tôi ngay từ lúc này.